Cách chọn mua và sử dụng giày ủng bảo hộ lao động tốt nhất
Xác định mục đích sử dụng
Bạn làm việc ở công trường, công xưởng, trong môi trường nhiều hóa chất độc hại, trong nhà hàng khách sạn, trong phòng lạnh hay môi trường có nhiều nguồn nhiệt mạnh? Đối với mỗi loại môi trường, bạn phải đối mặt với những nguy cơ tai nạn lao động khác nhau, ví dụ như dễ trượt ngã, dễ bị xe nâng xe đẩy cán dập ngón, dễ bị máy cắt trúng, dễ đạp vào vật liệu sắc nhọn, hoặc dễ bị bỏng nóng, bỏng lạnh, bỏng hóa chất.
Tương ứng với mỗi nhu cầu bảo hộ lao động, bạn sẽ có những chỉ tiêu khác nhau để cân nhắc khi mua giày ủng bảo hộ lao động.
Tìm loại giày có đủ chức năng đáp ứng nhu cầu sử dụng
Hầu hết các loại giày bảo hộ lao động đang có mặt trên thị trường đều có thể đáp ứng một số chức năng cơ bản như chống trượt, chống dập ngón, chống đâm xuyên, tuy nhiên chất lượng chênh lệch nhiều tùy theo từng nhãn hàng.
Nếu chú trọng vào chức năng chống trượt, bạn cần kiểm tra chỉ số SRA/SRB/SRC của giày:
- SRA là những sản phẩm có khả năng chống trượt trên bề mặt gạch men với dung dịch sodium lauryl sulphate.
- SRB là những sản phẩm có khả năng chống trượt trên bề mặt thép với glycerol.
- SRC là những sản phẩm đáp ứng được cả 2 yêu cầu trên.
Một đôi giày bảo hộ lao động có những chỉ số tiêu chuẩn riêng cho từng bộ phận.
Bạn lựa chọn các chỉ số chức năng khác của giày bảo hộ lao động theo danh sách được phân loại theo tiêu chuẩn EN ISO 20345 – 2011 như sau:
- SB: mũi chống dập ngón + đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
- SB-P: các tính năng của SB + lót chống đâm xuyên
- S1: các tính năng của SB + chống tĩnh điện + đế chống dầu + gót hấp thụ xóc
- S1P: các tính năng của S1 + lót chống đâm xuyên
- S2: các tính năng của S1 + chống thấm nước
- S3: các tính năng của S2 + lót chống đâm xuyên
Ngoài ra còn có 2 chức năng chuyên dụng của ủng bảo hộ lao động được phân loại theo:
- S4: Tương tự như S1 nhưng được làm bằng cao su hoặc các loại polime khác nên chống thấm nước 100%
- S5: Tương tự như S4 + lót chống đâm xuyên
Giày ủng bảo hộ lao động luôn luôn có “tiêu chuẩn S” như trên, trong đó S là viết tắt cho “Safety” - tiêu chuẩn An Toàn.
Như vậy S3 là ký hiệu dành cho loại giày bảo hộ lao động đa chức năng nhất trên thị trường. Chức năng chống nước trên giày S2 và S3 đạt tối thiểu 60 phút chống thấm. Nhiều dòng sản phẩm S3 thuộc hàng cao cấp, không chỉ bảo vệ toàn diện cho đôi chân mà còn có thiết kế đậm chất thời trang.
Nếu muốn lựa chọn các loại giày 100% đạt tiêu chuẩn S3, bạn có thể tham khảo nhãn giày ủng bảo hộ lao động Safety Jogger.
Những tiêu chuẩn khác
Trong một số môi trường đặc biệt như trong phòng lạnh hoặc nơi có nhiệt độ cao dễ bắt lửa, giày ủng bảo hộ lao động còn có thể có thêm một số chỉ số khác như:
- CI: đế cách nhiệt dành cho nhiệt độ thấp
- HI: đế cách nhiệt dành cho nhiệt độ cao
- HRO: đế chịu nhiệt 300 độ C (test trong tối thiểu 60 giây)
Giày bảo hộ lao động Safety Jogger Speedy S3 có chỉ số HRO.
Những loại giày, ủng này đảm bảo chân bạn không bị bỏng lạnh/bỏng nhiệt khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt.
Một đôi giày cho lính cứu hỏa được sản xuất với tiêu chuẩn S3 HRO HI CI FPA để có thể làm việc trong môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt.
Một số chỉ số khác có thể có ở giày ủng bảo hộ lao động bao gồm:
- CR: phần bảo vệ mu bàn chân có khả năng chống cắt
- M: bảo vệ phần mu bàn chân
- AN: bảo vệ phần mắt cá chân
Lựa chọn thương hiệu giày phù hợp với nhu cầu
Khác với những chiếc giày ủng bảo hộ lao động cơ bản chỉ tập trung vào chức năng bảo vệ, hiện nay bạn đã có thể lựa chọn đôi giày cho mình dựa theo nhu cầu thẩm mĩ của bản thân. Những sản phẩm cao cấp như Bestboy S3, Bestrun S3 được bọc da thật nguyên tấm đem lại vẻ sang trọng và khỏe khoắn. Những sản phẩm thuộc dòng SPORT như Climber S3 lại mang dáng vẻ thể thao trẻ trung, thích hợp để kết hợp với ngay cả các trang phục thường ngày, có thể dùng để đi phượt.
Giày bảo hộ lao động Safety Jogger Bestrun S3 rất được ưa chuộng nhờ chất lượng cao và kiểu dáng sang trọng, mạnh mẽ.
Sử dụng và bảo quản giày ủng bảo hộ lao động
Do được sử dụng trong môi trường dễ nhiễm bẩn nên giày ủng bảo hộ lao động thường ít được quan tâm chăm sóc. Tuy nhiên những chất cặn bẩn tích tụ lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng phòng hộ của sản phẩm, đặc biệt là chức năng chống trượt, chống hóa chất, chống tĩnh điện, chống thấm nước…
Vì lý do an toàn cho chính mình, bạn nên thường xuyên làm sạch và bảo quản tốt giày ủng bảo hộ lao động. Giày ủng nên được làm sạch vào cuối ngày, phơi nơi khô ráo, thoáng mát. Khi giày bị ướt có thể làm khô bằng cách vò chặt giấy báo rồi nhét vào bên trong giày, phơi giày trong bóng râm. Không nên dùng nhiệt độ cao để làm khô giày. Nên thay giày khi các chi tiết gờ nổi ở đế giày bị mòn, sau khi đạp đinh hoặc khi lớp da bên ngoài bị rách.
Mua giày ủng bảo hộ lao động tại Tp Hồ Chí Minh ở Fact-depot, trang mua bán máy móc và thiết bị công nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghiệp và thiết bị kỹ thuật chất lượng cao.
Mua hàng ngay hôm nay hoặc tham khảo các sản phẩm giày bảo hộ lao động khác.
Sản phẩm có thể đặt mua online từ trang web Fact-Depot hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng ở các địa chỉ sau:
- Showroom Fact-Depot Hồ Chí Minh: 602/43 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Số điện thoại: 0888 273 188 / 0888 497 988 (8:30-17:00, T2-T6).
- Showroom Fact-Depot Hà Nội: 77 Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: 0888 749 188 / 0888 584 188 / 0888 719 388 (8:30-17:30, T2-T6, 8:30-12:30, T7).