6 Bước Rửa Tay Thường Quy Theo Hướng Dẫn WHO

6 bước rửa tay đúng cách theo chuẩn WHO là gì? Liệu cách rửa tay thông thường hằng ngày đã đủ diệt sạch vi khuẩn, bảo vệ cơ thể chúng ta? Và chúng ta có cần thực hiện theo 6 bước "phức tạp" như vậy không?

Vì sao cần phải rửa tay bằng Nước rửa tay sát khuẩn?

Thực tế cho thấy, trong các hoạt động thường nhật hằng ngày tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các vật dùng, đồ dùng, môi trường bẩn khác nhau, từ đó tay chúng ta rất dễ bị dính bẩn. Tuy nhiên, bên cạnh những vết bẩn mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường thì trong những thiết bị, dụng cụ đó chứa rất nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh cho cơ thể chúng ta. Do đó, bàn tay được xem như là "vật trung gian" cho những bệnh dịch lây lan. 

Vệ sinh tay bằng nước rửa tay sát khuẩn là cách đơn giản và hiệu quả nhất được Bộ Y tế khuyến khích áp dụng để bảo vệ cơ thể tránh sự xâm nhập của vi khuẩn khi tay ta vô tình chạm vào mắt, mũi, miệng,... và ngan ngừa những dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay. 


Ảnh: Rửa tay bằng Nước rửa tay sát khuẩn

Tuy việc rửa tay nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng khi dùng nước rửa tay thì nhiều người trong chúng ta vẫn chưa nắm được các quy trình cũng như chưa thực hiện đủ các bước, từ đó hiệu quả của việc rửa tay chưa cao dù đã mất chi phí cho nước rửa tay. 

Rửa tay như thế nào là đúng?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hướng dẫn Rửa tay bằng nước rửa tay sát khuẩn với 6 bước rửa tay thường quy

 

Video: Hướng dẫn 6 bước rửa tay theo chuẩn Tổ chức Y tế WHO 

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng sản phẩm nước rửa tay chính là: Nước rửa tay khô (chứa cồn)Xà phòng rửa tay

Khác nhau cơ bản của 2 dòng sản phẩm này Không sử dụng nước rửa lại tay. Tuy nhiên, các bước thực hiện rửa tay của 2 sản phẩm này là tương tự nhau. 

Các bước rửa tay bằng xà phòng:

Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.

Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).

Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).

Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.


Ảnh: 6 bước rửa tay thường quy theo hướng dẫn Bộ Y tế và WHO

Vậy khi nào thì dùng nước rửa tay khô (chứa cồn), khi nào dùng xà phòng rửa tay? 

Mỗi vết bẩn có những đặc điểm và tính chất riêng, sẽ tạo cho tay chúng ta những cảm giác khác nhau. Do đó, việc lựa chọn dòng sản phẩm Nước rửa tay cũng phải phù hợp với mỗi vết bẩn. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã có hướng dẫn đối với việc lựa chọn sản phẩm Nước rửa tay như sau:  

- Đối với vết bẩn có thể nhìn thấy: Dùng xà phòng rửa tay

- Đối với vết bẩn không thể nhìn thấy: Dùng nước rửa tay khô (chứa cồn)


Ảnh: Rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn

Khi nào thì cần Rửa tay? 

Theo thói quen của nhiều người dân Việt Nam, chúng ta thường chỉ Rửa tay khi chúng ta nhìn thấy tay bị dính bẩn. Tuy nhiên, như đã trình bày cả vết bẩn nhìn thấy và không nhìn thấy đều gây hại cho cơ thể của chúng ta. Do đó, cần thường xuyên rửa sạch tay và giữ cho bàn tay luôn sạch sẽ. Đặc biệt là trong một số trường hợp đặc biệt cần Rửa tay ngay với Nước rửa tay diệt khuẩn

- Trước, trong, và sau khi nấu ăn.

- Trước khi ăn.

- Trước và sau khi điều trị vết thương.

- Trước và sau khi chăm sóc người ốm.

- Sau khi đi vệ sinh (đại tiện và tiểu tiện).

- Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

- Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ.

- Sau khi tiếp xúc thú cưng, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.

- Sau khi chạm rác.

6 bước rửa tay có thật sự hiệu quả? 

Trong quá trình nghiên cứu 6 bước rửa tay thường quy này, các nhà nghiên cứu của Đại học Glasgow Caledonian ở Scotland đã quan sát 42 bác sĩ và 78 y tá rửa tay với nước rửa tay chứa cồn sau khi điều trị cho bệnh nhân.

Kết quả cho thấy kĩ thuật 6 bước rửa tay này giúp giảm số lượng vi khuẩn trung bình (từ 3,28 xuống 2,58) hiệu quả hơn so với phương pháp rửa tay ba bước trước đây (tổng số vi khuẩn trung bình giảm từ 3,08 xuống 2,88).

Theo giáo sư Jacqui Reilly (tác giả chính của nghiên cứu trên đồng thời là giáo sư khoa kiểm soát và phòng chống nhiễm khuẩn tại Đại học Glasgow Caledonian) cho biết “Rửa tay sạch sẽ được coi là cách phòng chống quan trọng nhất để giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm nhưng trước đây chưa ai chứng minh cách rửa tay nào là hiệu quả nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã cho thấy đâu là phương thức vệ sinh tay hiệu quả nhất trong công cuộc phòng chống bệnh truyền nhiễm của ngành y tế”.

>>> Tham khảo và đặt mua ngay: Gel rửa tay khô diệt khuẩn AVCO Q-Hand Gel 

Lựa chọn sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn hiệu quả


Ảnh: Gel rửa tay khô Q-Hand Gel 4L và 20L đang cháy hàng!

Rửa tay cùng Gel rửa tay diệt khuẩn AVCO Q-Hand Gel là cách đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm để bảo vệ cơ thể bạn trước sự xâm nhập của nhiều loại dịch bệnh.

Đây là sản phẩm phù hợp với nhiều khách hàng, sử dụng nhiều trong các môi trường như: gia đình, trường học, bệnh viện, quán ăn, nhà hàng, nơi công công,...

Nước rửa tay AVCO đã được Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh kiểm định về tỷ lệ diệt khuẩn lên đến 99.99%. Đây là sản phẩm đang được bán chạy trên thị trường Nước rửa tay hiện nay. 


Ảnh: Kiểm định tỷ lệ diệt khuẩn của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

>>> Tham khảo và đặt mua ngay tại đây

>>> Tham khảo thêm: Nước lau sàn diệt khuẩn AVCO Q-Bact