Quy trình bảo dưỡng khuôn mẫu

Bạn biết gì về quy trình bảo dưỡng khuôn mẫu?


Ngành công nghiệp khuôn mẫu ở Việt Nam ngày càng phát triển về kỹ thuật cũng như chất lượng sản phẩm với các chi tiết ngày càng đẹp, mẫu mã phong phú và đa dạng, đóng vai trò lớn đối với xã hội hiện đại. Bên cạnh đó chúng ta phải bảo trì bảo dưỡng làm sạch khuôn một cách định kỳ sau mỗi chu kỳ sản xuất. Việc làm sạch khuôn vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ vào tăng năng suất sản xuất và chất lượng bề mặt của chi tiết.

1. Khuôn Mẫu Là Gì?

Khuôn mẫu là dụng cụ (thiết bị) bằng silicon, kim loại hoặc bằng nhựa, khuôn mẫu nhựa được dùng để tạo hình sản phẩm theo phương pháp định hình. Mỗi khuôn mẫu thường được chế tạo và sử dụng cho một số lượng chu trình đúc/ép ra sản phẩm nào đó, có thể là một lần hay nhiều lần. Kết cấu và kích thước của khuôn phụ thuộc vào kích thước, hình dáng, chất lượng và số lượng của sản phẩm cần tạo ra.


nguồn: promtu.ru

2. Cấu tạo cơ bản của các loại khuôn mẫu

Khuôn mẫu hay khuôn đúc nhựa có cấu tạo của từng thành phần cơ bản như sau:

- Tấm kẹp trên: Tấm này có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên thành một khối và kẹp chặt cả khối này bàn tĩnh của máy ép nhựa.

- Tấm khuôn trên: Là bộ phận quan trọng nhất vì nó là hình bao ngoài của sản phẩm.

- Bạc định vị: Đảm bảo vị trí thích hợp của khuôn với vòi phun.

- Bộ định vị: Đảm bảo sự phù hợp giữ phần cố định và phần chuyển động của khuôn. Nó bao gồm chốt định vị và bạc định vị.

- Tấm đỡ: Giữ cho mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra ngoài.

- Thanh kê: Dùng làm phần ngăn giữa tấm đỡ và tấm kẹp phía dưới để cho giàn đẩy hoạt động được.

- Tấm kẹp dưới: Tấm này kẹp toàn bộ cụm khuôn dưới thành một khối và kẹp khối này vào bàn máy động của máy ép nhựa.

- Chốt đẩy: Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi khuôn mở.

- Tấm kẹp đẩy: Giữ chốt đẩy, chốt hồi, chốt giật cuống.

- Tấm đẩy: Dùng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy trong quá trình đẩy sản phẩm ra ngoài không thể rơi các chốt ra được. Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được bắt chặt thành một khối và được gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dưới khuôn dưới và trên tấm kẹp dưới.

- Chốt hồi: Làm cho giàn đẩy có thể quay trở về khi khuôn đóng lại.

- Trụ kê: Dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cho tấm khuôn khỏi bị cong do áp lực đẩy cao, tăng tuổi thọ cho khuôn.

- Tấm khuôn dưới: Là một bộ phận cũng rất quan trọng, nó là đường bao quyết định hình dáng bên trong của sản phẩm. 


3. Tại Sao Phải Bảo Dưỡng Khuôn Mẫu

Để đảm bảo năng suất của khuôn mẫu, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách làm sạch và sửa chữa cần thiết để bảo dưỡng khuôn mẫu thích hợp. Để giữ một khuôn mẫu làm việc tốt nhất, việc bảo dưỡng là cần thiết không chỉ khi các vấn đề nảy sinh mà còn thường xuyên một cách định kỳ.

Tình trạng của khuôn ép nhựa ảnh hưởng đến chất lượng của các thành phần nhựa được sản xuất. Khuôn mẫu là tài sản quan trọng đối với công ty của bạn.

Giống như bất kỳ quy trình bảo dưỡng nào, có một số kiểm tra và thủ tục nhất định cần được thực hiện thường xuyên. Ví dụ, các vị trí định vị và cổng phun trên khuôn nên được kiểm tra thường xuyên. Hệ thống phóng nên được kiểm tra và bôi trơn và tất cả các bề mặt được làm sạch bằng một loại dung môi chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và phun với một phòng ngừa rỉ sét. Ngoài ra, tất cả các đường ống nước phải được xả và xả để loại bỏ độ ẩm dư thừa.

Những Tác Hại Khi Không Bảo Dưỡng Khuôn Mẫu

Theo thời gian, quá trình đúc có thể gây hao mòn đáng kể. Nếu không có một quy trình bảo dưỡng phòng ngừa thích hợp, vật liệu có thể tích tụ trên bề mặt khuôn đúc nhựa  có thể gây ra hiện tượng răng cưa, bavia và các khuyết tật khác.

Thực tế không may là một số thợ đúc chờ đợi để làm bảo trì cho đến khi có vấn đề phát sinh hoặc thiết bị trở nên hư hỏng. Chờ đến thời điểm này để sửa chữa có thể dẫn đến chi phí tăng thêm, các vấn đề về cung / hàng và thời gian dài hơn để sửa chữa thay thế. Tuy nhiên, khi chúng ta có quy trình bảo dưỡng rõ ràng tại chỗ, thời gian sản xuất và chi phí tổng thể thực sự có thể giảm.


4. Quy Trình Bảo Dưỡng Khuôn Mẫu

Quy trình bảo dưỡng khuôn mẫu bao gồm các bước như sau:

– Bước 1: Tách tất cả các phần của khuôn ra và làm sạch

– Bước 2: Hệ thống phun phải được làm sạch và bôi trơn

– Bước 3: Thay thế và hoặc sửa chữa các bộ phận bao gồm chân và đầu phun, ống lót mòn hoặc đinh ghim

– Bước 4: Rà lại bề mặt phân khuôn, sử dụng các chất chống rỉ hoặc dầu bảo vệ quét chung quanh mặt phân khuôn, khi nào độ bám dính đều xung quanh mặt phân khuôn thì đạt yêu cầu, tránh để khuôn đúc ra bị bavia.

– Bước 5: Khi các chiến thuật bảo quản được hoàn thành, khuôn mẫu có thể được đưa trở lại và sản xuất một cách nhanh chóng và dễ dàng.

undefined

Hy vọng những thông tin hữu ích bên trên sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn khách quan về việc bảo dưỡng khuôn mẫu đúng cách.

Hiện nay, công ty Fact-Depot đang cung cấp các loại sản phẩm Chất Bảo Dưỡng Khuôn của những thương hiệu uy tín

Sản phẩm có thể đặt mua online từ trang web Fact-Depot hoặc mua trực tiếp tại cửa hàng ở các địa chỉ sau:

  - Cửa hàng trưng bày Fact-Depot Hồ Chí Minh: 602/43 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Số điện thoại: 0888 273 188 / 0888 497 988/ 0888 281 138 / 0888 031 138 (8:00 - 17:30, T2 - T6 / 8:00 - 12:00, T7)

 - Cửa hàng trưng bày Fact-Depot Hà Nội: Số 82 Ngõ 61 Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: 0888 749 188 / 0888 584 188 / 0888 719 388 (8:30-17:30, T2-T6, 8:30-12:30, T7).