Một số loại bánh xe đẩy hàng thông dụng

Khi mua xe đẩy hàng thì việc chọn loại bánh xe phù hợp với mục đích công việc và môi trường làm việc cũng hết sức quan trọng. Điều này không những giúp nâng cao hiệu quả công việc của bạn, giúp bạn dễ dàng và thuận tiện thao tác với xe mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí khi không phải thay bánh xe thường xuyên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về một số loại bánh xe chuyên dụng thường được dùng cho xe đẩy hàng để giúp bạn chọn được loại bánh xe phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

1. Bánh xe Nylon

Bánh xe Nylon có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa PP, PVC, POM, PC,... Bánh xe Nylon có khả năng chịu được tải trọng lớn. Nếu cùng đường kính thì bánh xe nhựa Nylon có thể chịu được tải trọng gấp 2 đến 3 lần so với bánh xe cao su. Bên cạnh đó, so với bánh xe PU thì bánh xe Nylon có khả năng chống chịu nước, xăng, dầu mỡ và một số loại hóa chất khác tốt hơn.

Bánh xe Nylon thường được dùng phổ biến trong công nghiệp nhờ tính dễ lăn và không bị dễ mài mòn như các loại bánh khác. Tuy nhiên, do chất liệu cứng nên loại bánh xe này sẽ gây ra tiếng ồn khá lớn khi chạy. Do đó, nó không thích hợp sử dụng cho những môi trường cần sự yên tĩnh cao như trường học, bệnh viện, văn phòng công ty,... Bạn chỉ nên sử dụng loại bánh xe này ở những khu công nghiệp có mặt nền nhẵn hoặc sử dụng cho xe đẩy hàng thường phải tải nặng. Nếu bạn phải thường xuyên sử dụng xe đẩy hàng trong môi trường hóa chất thì bạn nên dùng bánh xe Nylon với càng thép inox 304.

Bánh xe Nylon tải trọng trung bình Ethos 661NPA100J01

2. Bánh xe nhựa PU/PA

Hiện nay, bánh xe nhựa PU/PA được dùng nhiều hơn cả bánh xe Nylon nhờ vào nhiều tính năng nổi trội của nó như: dải độ cứng rộng, khả năng chịu tải cao, rất bền, khả năng chịu mài mòn cao, chịu hóa chất tốt và đặc biệt là loại nhựa PU này rất thân thiện với môi trường. Ngoài ra, bánh xe nhựa PU/PA sẽ không gây trầy xướt mặt sàn dù đang phải chịu tải nặng. Loại bánh xe này có độ đàn hồi nhất định nên phần nào cũng có khả năng chống sốc và chống ồn dù không bằng bánh xe nhựa cao su chuyên chống sốc.

Tuy nhiên, loại bánh xe đẩy hàng này cũng có một số nhược điểm nhất định. Do nhựa PU có độ ổn định thủy phần yếu nên độ bền của bánh xe nhựa PU dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt, đặc biệt như môi trường khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Ngoài ra, nhựa PU chịu nhiệt kém nên không thích hợp sử dụng trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.

Bánh xe PU tải trọng trung bình Ethos 5050S/PCI

3. Bánh xe gang, sắt

Loại bánh xe này được làm hoàn toàn từ chất liệu kim loại như gang, sắt hoặc đắt tiền hơn là inox và không có lớp vỏ cao su hoặc nhựa nào bọc bên ngoài bánh xe. Bánh xe gang, sắt thích hợp sử dụng trên mặt nền cứng và nhẵn trong các nhà máy, xí nghiệp nhưng bạn tuyệt đối không nên sử dụng chúng trên những mặt nền gạch và đá đắt tiền vì chúng sẽ gây trầy xướt nền. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng loại bánh xe này trong các lò nướng bánh, lò luyện thép,... thì bạn phải tuyệt đối phải cẩn thận tránh bị bỏng khi đưa xe ra khỏi lò nung vì loại bánh xe này tích nhiệt cao.

Bánh xe sắt tải trọng trung bình Ethos 491XCQ100P45

4. Bánh xe tải giảm sốc

Tương tự như các loại bánh xe ô tô, bánh xe máy hoặc xe đạp hiện nay, bánh xe giảm sốc dựa vào đặc tính lốp xe nén hơi để giúp chống sốc. Bạn có thể sử dụng loại bánh xe đẩy hàng này để vận chuyển hàng hóa trên những mặt đường gồ ghề, có nhiều vật cản nhỏ như sỏi đá hoặc gờ rãnh, ngưỡng cửa hoặc sân cỏ. Loại bánh xe này đảm bảo chiếc xe đẩy chở hàng của bạn không bị xóc, giúp bảo vệ những mặt hàng dễ vỡ không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Ngoài ra, đây là loại bánh xe có khả năng bảo vệ mặt sàn cao nhất. Loại bánh xe tải giảm sốc này có thể được sử dụng ở cả trong nhà và ngoài trời và thích hợp nhất để sử dụng vận chuyển trên các bề mặt mềm như sân cát hoặc sân cỏ.

Bánh xe tải giảm sốc Footmaster GDS-100B-SF

5. Bánh xe chịu nhiệt

Loại bánh xe chịu nhiệt này được làm bằng chất liệu Phenolic có khả năng chịu nhiệt độ cao lên tới 200-250 độ C. Ngoài ra, loại bánh xe này còn có khả năng chống chịu nước, dầu mỡ và các chất chống ăn mòn nhẹ. Bạn có thể sử dụng bánh xe Phenolic chịu nhiệt này ở trong môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp đều được. Tuy nhiên, loại bánh xe này cứng và nếu ở cỡ nhỏ (Ø75mm trở xuống) có thể không tròn do phải gia công ở nhiệt độ rất cao nên khó kiểm soát được độ co lại của bánh xe trong quá trình làm nguội.

Bánh xe Phenolic tải trọng trung bình Ethos 494XHQ125P45

6. Bánh xe cao su chống tĩnh điện

Tuy có tên gọi là bánh xe chống tĩnh điện thực thực chất loại bánh xe đẩy hàng này được làm bằng cao su dẫn điện. Trong bánh xe có pha thêm kim loại nhằm tạo ra một con đường xuyên suốt để dẫn cho tĩnh điện trên mặt sàn truyền tới càng thép rồi xuyên qua bánh xe cao su xuống đất. Tùy theo mẫu mã mà loại bánh xe cao su chống tĩnh điện này sẽ có độ trở kháng ở mức 103 ~ 105 ohm/sq.

Bánh xe cao su chống tĩnh điện tải trọng trung bình Ethos 662PRZ130K02

Với 6 gợi ý trên, hy vọng bạn có thể chọn được bánh xe đẩy hàng có chất liệu phù hợp với nhu cầu công việc của mình.

Bánh xe đẩy hàng của bạn đã quá cũ hoặc sắp hỏng và cần mua bánh xe khác để thay thế? Hãy ghé ngay fact-depot.com để tham khảo hơn 600 mẫu bánh xe đẩy hàng giá rẻ, chất lượng và nhanh tay chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp.

Đặt mua ngay hôm nay tại Fact-Depot hoặc tham khảo các loại bánh xe khác.

- Showroom Fact-Depot Hồ Chí Minh: 602/43 Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Số điện thoại: 0888 273 188 / 0888 497 988 (8:30-17:00, T2-T6).

 - Showroom Fact-Depot Hà Nội: 77 Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.

Số điện thoại: 0888 749 188 / 0888 584 188 / 0888 719 388 (8:30-17:30, T2-T6, 8:30-12:30, T7).

Email: info@fact-depot.com